21 tháng 5, 2011

CẦN MỘT CUỘC LƯU LẠC NỮA - CUỘC LƯU LẠC TRỞ VỀ.

Văn Chinh  
 Thứ sáu, 24 Tháng 10 2008 21:44 

 Ngay trang đầu cuốn sách, tác giả đã giao hẹn rằng: “Nếu nó không hay, không hấp dẫn bạn thì tôi, với tư cách là tác giả, xin bạn hãy khoan buông xuống, mà đọc thử đoạn này. Rồi sau đó có đọc tiếp hay không, là quyền của bạn...” Đó là đoạn giới thiệu về làng quê mình qua câu thơ trong sách giáo khoa: Anh ở Vĩnh Yên lên/ Tôi trên Sơn Cốt xuống. Tôi đã đọc thử với ít nhiều tò mò và thấy dễ chịu với giọng văn thật thà, nhưng các nhân vật quái dị xuất hiện dần đã hấp dẫn tôi đến phải đọc xong cuốn tiểu thuyết mới có thể buông nó. (Tiếc rằng các cái quái dị chỉ giáo đầu ngoài màn, chứ không gắn bó gì với các nhân vật.) Người kể chuyện xưng tôi, suốt 358 trang sách không thấy nói rõ tôi là ai, nên chúng ta có thể coi đây là tự truyện của Hoàng Đình Quang, hay ít nhất, các nhân vật cũng có quan hệ mật thiết với tác giả, chính nó là một thủ pháp nghệ thuật làm nên tính hấp dẫn cho tác phẩm.

19 tháng 5, 2011

Miệt mài trên… “cánh đồng lưu lạc”

Tình cờ tôi thấy bài viết - không có tên tác giả - này trên mạng. Đọc thấy một cảm nhận rất chân thành và ưu ái với "Cánh đồng Lưu Lạc" của tôi. Cũng không biết xuất phát từ website hay blog nào, chỉ biết không phải từ những blog hay website quen với mình. Dù thế nào cũng xin cám ơn tác giả bài viết này, xin đưa lên đây, coi như một "collection" về sự ưu ái chia sẻ của các bạn. Và tôi rất muốn biết tên tác giả.(Tôi xin đưa bài này bên cạnh bài viết của nhà thơ Lê Khánh Mai, để có thể, cùng so sánh)

Miệt mài trên…

“cánh đồng lưu lạc”

18-05-2011 06:00:00

Trên cái nền hiện thực khắc nghiệt và tàn nhẫn, những cảnh đời lẻ loi vẫn âm thầm cái mầm sống mong manh như muốn đương đầu với số phận…

        Một vụ đậu đang trổ hoa. Một rặng tre mỗi mùa thay áo - mùa hạ xanh rì, mùa xuân vàng bủng, những bông hoa tre xấu xí khô cằn rụng lã chã. Đằng sau nó, cỏ mọc biếc xanh và những cây bưởi bung hoa trắng ngát. Một con đường đất đỏ bụi lầm. Một cánh đồng bát ngát hoa thơm, hoa vàng, hoa tím, hoa trắng… chập chờn trong gió như hàng tỉ con bướm đang run rẩy. Cánh đồng chôn vùi hơn 300 sinh mạng dân làng trong chiến tranh và lại tiếp tục vùi chôn những kiếp người phiêu bạt… Cánh đồng ấy - tên là Lưu Lạc.
Vùng đất thôn quê với những con người sống bơ vơ tàn lụi, hiện thực đói nghèo và u mê khuất lấp những hình hài. Cánh đồng lưu lạc hoài thai trên cái nền hiện thực bất ổn, xê dịch đầy khắc nghiệt. Ở nơi ấy, những cảnh đời lẻ loi vẫn âm thầm mầm sống mong manh như muốn đương đầu với số phận. Viết về nông thôn, Hoàng Đình Quang cũng miêu tả cái đói, cái khát, cái tăm tối u mê nhưng tác phẩm của ông vẫn nổi bật giữa hằng trăm cuốn tiểu thuyết đương thời. Bởi lẽ ông không nói đến cái gian khổ mà nói đến sự tù túng quẫn bách. Cái nguyên nhân chính dồn đẩy con người vào đường cùng, vào vô tận của sự bế tắc là nỗi đau tinh thần chứ không phải là nỗi khổ về vật chất. Nhà văn mở cho mình một lối đi riêng trên cái phông nền ảm đạm của hiện thực, để từ đó khơi gợi và ám ảnh trong lòng người những cảm xúc khôn nguôi.

15 tháng 5, 2011

LƯU LẠC TRÊN CÁNH ĐỒNG SỐ PHẬN

Lê Khánh Mai

Đọc tiểu thuyết Cánh đồng lưu lạc, của Nhà văn Hoàng Đình Quang,
 NXB Hội Nhà văn 2005, Giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết Hội Nhà văn VN 2005)
           Đặt tên tiểu thuyết là “Cánh đồng lưu lạc” vừa mang ý nghĩ biểu trưng vừa có tính khái quát cao, nhà văn Hoàng Đình Quang đã mở ra một không gian nghệ thuật đặc sắc. Đó là nông thôn với hiện thực bất ổn, xê dịch, những kiếp người phiêu dạt và khát vọng nhân sinh. Cánh đồng lưu lạc “theo nhiều người già kể lại có lẽ nó được khai phá bởi những người dân lưu lạc tứ xứ kéo đến đây”( trang 12). Lời giải thích lịch sử cánh đồng đã dự báo về những cuộc hành trình nối tiếp nhau đi tìm bản thể. Nền văn minh nông nghiệp Việt Nam tự bao đời vốn ở trạng thái tĩnh, ao tù nước đọng, cây đa bến nước sân đình…Nhưng trong thực tế từ xa xưa cho đến bây giờ nông dân vẫn thực hiện những cuộc di dân tìm miền đất mới. Họ ra đi mong thoát cảnh đói nghèo, u mê, trì trệ, tìm câu trả lời cho số phận, nhưng thôi thúc từ trong sâu thẳm là khát vọng sống, khát vọng làm người. Nhân vật Hoan,  thầy giáo làng xuất thân từ nông dân đã chỉ ra căn nguyên sâu xa của cảnh đời lưu lạc: “Làm ruộng…một thứ lao động truyền đời, bán lưng cho trời, bán mặt cho đất. Không. Tôi không nói đến cái gian khổ…tôi nói đến sự tù túng, quẫn bách của thói nhà nông” (trang 25). Thì ra, không phải nỗi khổ thể chất mà chính là nỗi đau tinh thần đã dồn đuổi con người quăng quật, xô đẩy trong dòng đời biến động, bất trắc và vô tận.

BÀI THƠ “CHIÊM BAO” CỦA HOÀNG ĐÌNH QUANG .

CHIÊM BAO

Chiêm bao cơm nắm, muối vừng
Bao nhiêu trầm tích để gừng đừng cay?
Chim trời thả bóng vào mây
Ngẩn ngơ thả nhớ vào ngày xa em.

Áo lành sợi chỉ buông rèm
Người đi phương ấy mà đem hương về
Trốn vào sau giậu tái tê
Tơ hồng giăng suốt bốn bề lặng im.

Chiều đi bóng đổ im lìm
Hằn trong cõi một trái tim bộn bề.
Ước mình còn được u mê
Tâm tâm niệm niệm mà về cõi dương.
Tàn đêm chạnh phải khói sương
Còn nguyên một chuyến hoang đường với nhau.
                                                                            
Hoàng Đình Quang 

CHIÊM BAO


Chiêm bao cơm nắm, muối vừng
Bao nhiêu trầm tích để gừng đừng cay?
Chim trời thả bóng vào mây
Ngẩn ngơ thả nhớ vào ngày xa em.

Áo lành sợi chỉ buông rèm
Người đi phương ấy mà đem hương về
Trốn vào sau giậu tái tê
Tơ hồng giăng suốt bốn bề lặng im.

Chiều đi bóng đổ im lìm
Hằn trong cõi một trái tim bộn bề.
Ước mình còn được u mê
Tâm tâm niệm niệm mà về cõi dương.
Tàn đêm chạnh phải khói sương
Còn nguyên một chuyến hoang đường với nhau.