28 tháng 10, 2009

Tập thơ HÁT CHẲNG THEO MÙA

HOÀNG ĐÌNH QUANG



HÁT CHẲNG THEO MÙA
Thơ


NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN

Em ơi, đừng đi! - Thơ

EM ƠI, ĐỪNG ĐI 

(Bài thơ viết cho V., nhưng không để V. biết)

Em ơi, mùa này chim hót đã trong đâu.
Nước sông Hồng vẫn đục như máu mới.
Phù sa còn dở dang rất vội.
Rất vội.
Chỗ đã thành nền, chỗ vẫn hoang sơ.

Có thể nào anh lại sẽ ngẩn ngơ
Ba mươi năm có ít đâu, ba mươi năm quá ngắn
Con cái, cửa nhà, đồng tiền tất bật.
Tiếng nước chảy trong nhà, chim khách hót ngoài sân...

Nồng ấm nhích lên, cực khổ đã xa dần
Anh quen có em như quen vào cánh cửa
Đóng lại lúc anh đi, khi anh về rộng mở
Xao xuyến thanh bình, yên ả lúc xô nghiêng.

Có một bầu Trời chung mà cũng có mảnh trời riêng
Sao giấu được mà làm sao phải giấu.
Cơn gió thoảng hiên nhà, bìm bìm leo trước giậu
Bướm ong về không làm nản lòng em.

Đến bây giờ anh biết nói gì thêm
Mỗi Tết đến lại lui về năm cũ
Em vá víu những tháng ngày rạn vỡ
Những tháng ngày chưa vượt quá tầm tay.

Anh ngồi đây và em vẫn ngồi đây
Đừng đi nhé, em ơi
Ngồi nán lại
Quả sẽ bói đầu mùa vẫn dành cho em hái
Nước mắt chảy vào, đường trước mặt còn xa...

22-12-2008
(In trong tập Hát chẳng theo mùa, NXB HNV-2009) 

27 tháng 10, 2009

Gặp gái - Truyện ngắn


GẶP GÁI
Truyện ngắn
Sáng nay tôi có bài thi môn triết, cái môn vừa thổ tả nhất trần đời mà cũng là cói môn hút hồn tôi, như… Như cái gì nhỉ? Như nhỏ bán xôi ở dưới cổng chung cư? Hic, hổng phải a nghen, bạn!
Tôi vùng dậy, thoát khỏi cơn mơ nhố nhăng, ngó đồng hồ: chết con rồi, thiếu sáu phút là bảy giờ! Nghĩa là đúng ba-mươi-sáu phút nữa là bà cô đọc đề thi. Vậy mà… chà răng, rửa mẹt, xỏ quần, nịt áo, lấy tập, và… ăn chút gì chớ! Cuộc đời này, dù tôi mới chỉ có mặt được hai mươi năm, nhưng tôi vẫn biết cuộc đời này, rất oái oăm. Cái lúc cần thời gian nhất thì thời gian lại chạy vô cùng nhanh… Bằng ấy công việc, mất sáu phút, kỷ lục thiệt, tôi tự phong cho mình.

Trò vui KTS


Image and video hosting by TinyPic

 
Image and video hosting by TinyPic
 

20 tháng 10, 2009

Thời hoa đỏ và trái tim cháng đàn ông vô lý

THỜI HOA ĐỎ VÀ TRÁI TIM 
"CHÀNG ĐÀN ÔNG VÔ LÝ".


THỜI HOA ĐỎ


Dưới màu hoa như lửa cháy khát khao
Anh nắm tay em bước dọc con đường vắng
Chỉ có tiếng ve sôi chẳng cho trưa hè yên tĩnh
Chẳng cho lòng ta yên

Anh mải mê về một màu mây xa
Về cánh buồm bay qua ô cửa nhỏ
Về cái vẻ thần kỳ của ngày xưa
Em hát một câu thơ cũ
Cái say mê của một thời thiếu nữ

18 tháng 10, 2009

Nửa vời - Thơ


NỬA VỜI

Tôi sinh ra vào giữa lúc nửa vời
Chạng vạng trời chiều, đêm đen chưa tới
Nắng đã tắt, hồi quang còn níu lại
Nhợt nhạt ánh chiều, thăm thẳm tà dương.

Tôi lớn lên ở giữa ngã ba đường
Một nửa vào rừng, nửa kia ra phố
Một con mắt nhắm vào lo sợ
Một mắt nhìn cũng nửa trắng, nửa đen.

Hãy dừng lại - Thơ


HÃY DỪNG LẠI

Hãy dừng lại! Nào anh, dừng lại đã
Chia ly này cần một khoảng xa vời
Hoa đã nở suốt một mùa hối hả
Tiếng ve còn trong kẽ lá khàn hơi


Ta đã đến, tình cờ như bè bạn
Rồi tìm nhau, rồi chờ đợi mòn chiều
Bao lá cỏ tả tơi trong sóng mắt
Cả những ngày đắng chát biết bao nhiêu!


Rồi tất cả ra đi như bão cuốn
Mặt đất tàn hoang, nhà dựng lại âm thầm
Hoa lại sẽ nở vào mùa thu muộn
Lửa mỗi ngôi nhà lại đỏ lúc hoàng hôn


Tình yêu đến – và đi! Ta dừng lại
Tiếng từ quy hót mãi một điều gì
Anh trở lại chốn anh từ đâu đến
Em quay về nơi em đã ra đi!



(Hát chẳng theo mùa)

Thơ - Nghĩ lại về Pautopxki

NGHĨ LẠI VỀ PAUTOPXKI - NGHĨ VỀ MỘT CUỘC CHIA TAY
EM ĐÃ ĐẾN RỒI ĐI NHƯ CHIÊM BAO


Bài thơ ra đời đã 40 năm, khi ấy nhà thơ còn rất trẻ, ở tuổi 20. Và với âm điệu, ngôn ngữ và sức lay động của nó, bài thơ đến với lớp thanh niên, sinh viên thuở ấy không bằng con đường xuất bản. Tôi đã chép tay và có những chỗ không giống với văn bản này. Ngay cả cái đầu đề cũng sai lạc. Đến khi gặp Bằng Việt mới đây thôi, tôi hỏi anh: "Nghĩ lại" hay "Lại nghĩ"? Bằng Việt nói: "Nghĩ lại chứ...". Thế có nghĩa là đã từng có : Nghĩ đi... trước rồi!
Đồi trung du phơ phất bóng thông già
Trường sơ tán. Hồn trong chiều lặng gió
Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ
Như đám mây ngũ sắc ngủ trong đầu...
Đấy là Pautopxki, với những áng văn lãng mạn, bay bổng tuyệt vời. Họ say đắm và mê đắm nhau trên trang sách, tưởng rằng những trang đẹp ấy sẽ là cuộc đời. Đấy là "Một bầu trời vĩnh viễn ướp hương hoa". Đấy là "cánh cửa nao lòng", là "ánh nến mơ hồ như hạnh phúc từng mong"... 
Nhưng không phải thế đâu, không phải thế đâu, cuộc đời không phải thế!
Bằng những cung bậc khác nhau, ta có những cảm khác nhau về cụm ngữ "Không phải thế đâu". Có thể là sự dứt khoát, mà có thể là lời tâm sự sẻ chia nho nhỏ với nhau, mà cũng lại là lời buông xuôi, bất lực! Sự lặp lại ấy cũng là những cung bậc khác nhau rồi.

Nhưng
không phải thế đâu,
không phải thế đâu,
cuộc đời
không phải thế!
Đây là bài thơ chia ly. Về sự chia tay của một mối tình, mà mỗi lần đọc, tôi lại hiểu khác đi một ít.

Bằng Việt đã khéo léo khi phải nói về cuộc chia tay này. Nó vưa tráng lệ lại vừa bi lụy.

Dám thử mọi lo toan để vạch dấu chân trời
Dấu xanh thẳm khi bình minh vụt đến
Dấu đen rầm khi đáy bóng đêm trôi...
Câu thơ hay làm sang trọng cho bài thơ: "Và hạnh phúc vỡ ra như một nốt đàn căng"... khiến ta ngơ ngác. Và sự chia tay ấy dồn nén và giãi bày ở những câu thơ day dứt, có thể đứng độc lập, để nhớ và để chiêm nghiệm:

Hạnh phúc cực hơn mọi điều đã tả
...

Lật trang nhật ký nào cũng chỉ xát lòng thêm...

Và rồi một lần nữa, tác giả lặp lại:

Nhưng không phải thế đâu, không phải thế đâu, anh hiểu rằng không phải...
Bằng Việt, trong số những nhà thơ nửa cuối thế kỷ 20, anh là một thi sĩ, có tâm hồn đắm đuối nhất. Bài thơ này lập tứ rõ ràng, khúc chiết, nhưng người đọc cứ bị làm mờ đi cái ý tứ của tác giả. "Không phải thế", rồi lại "không phải thế". Làm sao biết được cái gì là phải đây, là rõ ràng đây?

Bài thơ buồn nhưng sang trọng. Thơ Bằng Việt vốn vậy. Hãy hình dung ra giọt nước mắt:

Đưa em đi... Tất cả thế xong rồi
Ta đã lớn. Và Pautopxki đã chết!
Anh vẫn khóc khi nghĩ về truyện "Tuyết"
Dẫu chẳng bao giờ mong đợi nữa đâu em!
Nặng trĩu mà vẫn nhẹ nhõm.
Em đã đến rồi đi, như một giấc chiêm bao.

*

Gần đây tôi có viết một ý nhỏ về "Thời hoa đỏ" của Thanh Tùng, một nhà thơ cùng thời với Bằng Việt. Nếu Thời hoa đỏ chỉ vì "Trong câu thơ của em anh không có mặt", để rồi "Anh thấy mình vô nghĩa đi bên em", thì ở "Nghĩ lại về Pautopxki" ta không thấy một nguyên cớ rõ rệt nào. Chỉ biết rằng, làm sao khác được. Em đủ thông minh để biết những gì anh chờ đợi ở em. Anh đủ nhạy cảm để hiểu được cái gì đang ngăn cản em.

Không biết bao nhiêu lần tôi nhắc lại trong đầu mình câu "Đưa em đi... Tất cả thế xong rồi".

Đưa em đi... Tất cả thế xong rồi
...
chẳng bao giờ mong đợi nữa đâu em!

Nói dại, nếu bây giờ số phận cho tôi một người mà tôi yêu say đắm, mà chúng tôi yêu nhau say đắm, rồi số phận lại bắt chúng tôi phải xa nhau, tôi sẽ viết thế nào?

Sẽ không còn gì để viết nữa!

Chiều Chủ nhật 18-10





NGHĨ LẠI VỀ PAUTOPXKI
BẰNG VIỆT.

1.

Đồi trung du phơ phất bóng thông già
Trường sơ tán. Hồn trong chiều lặng gió
Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ
Như đám mây ngũ sắc ngủ trong đầu...

"Lẵng quả thông" trong suối nhạc nhiệm màu
Hay "Chuyến xe đêm" thầm thì mê đắm
Mùi cỏ dại trên cánh đồng xa thẳm
Một bầu trời vĩnh viễn ướp hương hoa

"Có thể ngày mai ta cũng đi qua
Một cánh cửa nao lòng trong truyện "Tuyết"?
Có tiếng chuông rung, và con mèo Áckhíp
Ánh nến mơ hồ như hạnh phúc từng mong..."

Xa xôi sao... Thời thơ ấu sau lưng!

2.

Nhưng không phải thế đâu, không phải thế đâu, cuộc đời không phải thế!
Giọt nước soi trên tay không cùng màu sóng bể
Bể mặn mòi, sôi sục biết bao nhiêu
Khi em đến bên anh, trước biển cả dâng triều
Ta thu hết xa khơi vào trong lồng ngực trẻ
Dám thử mọi lo toan để vạch dấu chân trời
Dấu xanh thẳm khi bình minh vụt đến
Dấu đen rầm khi đáy bóng đêm trôi...

Và hạnh phúc vỡ ra như một nốt đàn căng
Nốt cao quá trong đời xao động quá!
Hạnh phúc cực hơn mọi điều đã tả
Lại ngọt ngào, kỳ lạ, lớn lao hơn

Anh đã đi qua bão lốc từng cơn
Cây rung lá trong chiều thanh thản nhất
Anh qua cả màu không gian ngây ngất
Một tiếng thầm trong nắng mới lao xao...

Em đã đến rồi đi, như một giấc chiêm bao!

3.

Bây giờ, anh biết nói gì hơn?
Có thể, ngày mai thôi... Có thể...
"Hoa tóc tiên ơi! Sớm mai và tuổi trẻ"
Lật trang nhật ký nào cũng chỉ xát lòng thêm...

Pautopxki là dĩ vãng trong em
Thành dĩ vãng hai ta. Bây giờ anh ngoảnh lại
Nhưng không phải thế đâu, không phải thế đâu, anh hiểu rằng không phải...
Như tuổi thơ, vừa đó đã xa vời!

Đưa em đi... Tất cả thế xong rồi
Ta đã lớn. Và Pautopxki đã chết!
Anh vẫn khóc khi nghĩ về truyện "Tuyết"
Dẫu chẳng bao giờ mong đợi nữa đâu em!

1969





17 tháng 10, 2009

Ông láng giềng ơi

ÔNG LÁNG GIỀNG ƠI!
                                                                                                                                                                                                                   Truyện  ngắn
 
Ba mẹ tôi thật khéo sanh: liền tù tì bốn chị em gái mà tôi là út. Chị Hai đảm đang và nghiêm khắc như một lãnh tụ. Chị Ba u sầu và bí hiểm, còn chị Tư thì ngược lại, thích thời trang, ưa nhảy nhót, ồn ào như một chiếc xe lam, theo lời chị Hai. Còn tôi, tôi chỉ thích ăn vặt, rong chơi và... ngủ! Cả bộ "tứ quái"được ba mẹ giao cho nguyên một tầng lầu, ở đó chúng tôi tha hồ hò hét, tâm tình và đôi khi giàn giụa nước mắt.
Cuộc sống của chúng tôi đang êm đềm và đơn điệu trôi như một dòng suối nhỏ, có phần ẻo lả, bế tắc, thì bỗng đâu bị (hay được?) khuấy động bởi căn nhà đối diện bên kia con hẻm nhỏ. Thật ngẫu nhiên và trớ trêu làm sao, gia đình họ cũng có đến bốn tên con trai, tầm lứa chúng tôi. Chúng cũng đang lớn và đang nhiều chuyện. Chúng tôi âm thầm quan sát và biết chắc bọn họ cũng đang theo dõi chúng tôi.
Tên có vẻ đạo mạo của một thấy tu, có lẽ là anh cả. Tiếp đó là một tên tóc dài chấm vai, mặt mày cau có, hợp với một họa sĩ. Một tên có vẻ sì-bo, cười nói vô duyên. Tên thứ tư, tôi ghét nhất, với cặp kính cận dày cộp, hễ về nhà là ôm đàn ra ban công ư ử: "Cô láng giềng ơi...", đầy vẻ khiêu khích.
Và rồi, chúng tôi cũng vô duyên không kém: lần lượt ghép đôi với từng tên. Chị Hai làm bà mục sư; chị Ba thành thím thợ vẽ; chị Tư sẽ đi nuôi một ông chồng gãy giò... Còn tôi, mấy bà chị gán cho tên... lêu lổng! Tôi ức lắm và mấy lần phát khóc. Mỗi lần tên cận thị ư ử ngoài ban công nhà hắn với điệp khúc: "Cô láng giềng ơi, cô còn nhớ tới tôi..." là tôi chui vào phòng, leo lên giường trùm mền, nguyền rủa. Cuộc sống của chị em tôi trôi đi xáo trộn và êm ái.
Khi chúng tôi về quê mấy ngày, lúc trở lên thành phố, bước vào căn phòng của mình, một cảm giác thiếu vắng ùa vào. Tôi ra ban công ngó sang, các cửa phòng của ngôi nhà bên ấy đóng kín. Hai ba ngày trôi qua, chị em tôi không ai nhắc đến những người láng giềng, nhưng hình như tất cả chúng tôi đều muốn có ai đó nói ra chuyện gì đã xảy ra với nhà "bên ấy".
Cuối cùng thì chị Ba cũng lặng lẽ thông báo: họ nhập ngũ, ra trận cả rồi! Chiến tranh mà!
Tôi im lặng ngó sang bên ấy, rồi lặng lẽ trở về phòng , thả mình xuống giường, bất ngờ, hát thật to, như muốn gào lên:
- Ông láng giềng ơi! 

HĐQ

Quên - truyện ngắn

QUÊN


Truyện ngắn

Giữa trưa nắng gắt gao, đất pha cát trắng chói mắt người. Đấy là miền Nam trung bộ, người còn thưa, đất còn dễ dãi.
Tôi tìm được một ngôi nhà nhỏ, mua hai ngàn khoai lang luộc, ăn cầm chừng để chờ đến hai giờ chiều ủy ban xã làm việc.
Chủ nhà là một phụ nữ nghèo quá, nên không được đẹp, hỏi tôi ở đâu tới. Tôi lại hỏi bao giờ thì mưa. Lập tức chị cởi mở, như cái máy, nói về mưa, nói như chưa bao giờ được nói. Mưa Khu Sáu cũng rất là kỳ cục.
- Bữa đó, trời mưa lớn và dai. Có mấy anh trên lâm trường ghé vô nhà tôi đụt qua cơn. In là ba anh thì phải. Tới chừng khuya, họ đội mưa ra về. Tôi không cản, lên giường nằm. Xíu sau, có một anh quay lại, kêu là quên một chiếc dép. Cầm chiếc dép rồi ảnh đứng giữa nhà, không nói...
Tôi tò mò: Rồi sao?
- Rồi... Quên ơi Quên?!
Một thằng bé tuy đen đủi nhưng bụ bẫm chạy ra, leo vào lòng mẹ. "Rồi... đây nè!"...
Chị dứ dứ đứa con đẹp như củ khoai lại phía tôi. Tôi cũng cười theo nụ cười hạnh phúc của chị.
- Giờ anh ấy, à ba cháu bé... ?
- Ảnh nói ảnh quên... cái áo! Đi lấy rồi!
- Chắc ảnh cũng sắp về? Đi lâu chưa chị?
- Ừa... Cũng ba năm mấy!
H.Đ.Q.

Bên kia bờ nhan sắc

BÊN KIA BỜ NHAN SẮC.
Truyện ngắn
Người đàn bà ấy có được một nhan sắc trời cho. Không biết đem dùng vào việc gì, nàng băn khoăn suốt một thời thiếu nữ. Đam mê và ảo vọng khiến nàng mắc phải căn bệnh trầm cảm. Nàng trở nên trầm mặc, tự tôn, căm hận lược gương. Căm hận cả bóng mình mỗi khi trời sụp tối.
Mùa mưa năm 1999, tôi đi rừng và đột nhiên mưa ập xuống. Tôi bị lạc, không có lối ra. Đi mãi, đi mãi... đến một gò đất khô cằn bên đầm nước, tôi nhận ra nơi này quen, nhờ mùi hăng hắc của lùm cây cỏ hôi lúp xúp. Đi một đoạn nữa, tôi ngửi được mùi phân bò và mừng rỡ nghĩ đến người bạn vong niên. Anh tên Liễu, người chăn bò cho hợp tác xã. Anh Liễu đang ở gần đây.
Chênh chếch phía chân trời bên dưới ngôi sao Hôm yếu ớt lộ ra sau mưa, có ánh đèn le lói. Tôi nghĩ đến anh Liễu và phăm phăm vạch lá đi tới.
Nhưng không phải anh Liễu, mà là nàng. Người đàn bà đối với tôi như một huyền thoại, thì giờ đây hiện ra trong ánh lửa soi nửa khuôn mặt tàn phai.
- Anh Liễu đã tỏ tình với chị! Nàng nói và vội vã dụi tắt ngọn lửa vừa bừng lên, rồi ném cái nhìn căm hận lên bóng mình vừa lịm đi trên vách tường vàng ố.
Tôi băn khoăn và biết ơn nàng, khi nàng nói: "Cho chị nắm bàn tay em nhé!".
Mưa hình như đã tạnh. Tôi bắt đầu nghĩ đường về. Đúng lúc đó thì anh Liễu xuất hiện. Nàng bảo: "Chúng ta đi ra bờ đầm nước nhé!".
Chàng mục đồng và tôi ngoan ngoãn để cho nàng dắt tay đi.
Đầm nước chói chang dưới ánh sao tưng bừng sau mưa, làm tôi ngộp thở. Nàng rời tay khỏi tay chúng tôi và bước xuống nước, để chúng tôi đứng lại trên bờ.
Được vài bước, nàng xoay người lại chìa tay cho anh Liễu: "Anh hãy nói rằng: Anh yêu em đi".
Liễu nhìn tôi, giọng thảng thốt: "Khó nói quá!".
Tôi nhìn nàng.
- Em? Em cũng nói thế chứ? Nàng nói và nhếch miệng cười.
Cuối cùng, không thể hy vọng ở câu trả lời, nàng cúi xuống như để soi gương mặt mình  trên mặt hồ. Bất ngờ nàng lội ào xuống nước. Tôi sợ nàng chết đuối, định lao theo, nhưng anh Liễu đã giữ tôi lại. Dường như anh đã quen rồi.
Tôi hỏi:
- Đầm nước này có tên là gì?
Liễu cười buồn: "Đầm Nhan Sắc".
HĐQ

16 tháng 10, 2009

Đọc tập thơ "Hát chẳng theo mùa"


TỔ HỢP ÂM THANH YÊU
THỈNH THOẢNG VÚT LÊN
 GIỌNG SOLÔ LẤP LÁNH
VƯƠNG CƯỜNG
(Đọc tập thơ Hát chẳng theo mùa, NXB hôị nhà văn 2009 của Hoàng Đình Quang )

      Hoàng Đình Quang ( HĐQ ) có lần tâm sự, anh không thể đi đến cùng với thơ được. Thế mà ta tin, có lẽ vì ta đang mải mê trong các lâu đài ngôn ngữ biến ảo, vốn thế mạnh của anh, đó là tiểu thuyết,truyện ngắn...Nhưng, ta tình cờ đọc bài thơ, Từ tháng mười đến mùa đông. Một bài thơ lạ, trong sáng, thấm đẫm tình yêu, nằm ở ranh giới tới hạn, tình  yêu như đang bắt đầu, tình bạn vừa qua đỉnh điểm. Tháng mười nhưng chưa phải mùa đông. Bài thơ ấy cho ta ấn tượng, một Hoàng Đình Quang lạ, vô lý, chông chênh và cheo leo. Hoàng Đình Quang, không chỉ dành riêng cho Tiểu thuyết mà tâm hồn ấy đã dành đích thị cho thơ:
từ tháng mười đến mùa đông
Cái khoảng cách ấy, bằng từ
Rơm
đến lửa 
       Đo khoảng cách mà lấy độ dài từ rơm đến lửa, thì không ai khác ngoài nhà thơ. Nhắc đến rơm và lửa, ta nghĩ ngay đến tình yêu. Đến với Hát chẳng theo mùa ta cứ chông chênh, cứ cheo leo như thế. Gấp sách lại, ta vẫn thấy rộn ràng trong lòng, một tổ hợp âm thanh yêu, nhiều bè, nhiều cung bậc. Có một bè trầm lắng, xót xa thoáng chốc, có bè cao vợi, du dương, thỉnh thoảng vút lên giọng sô lô lấp lánh. Bên ngoài mùa thu Hà Nội đang len lén trở về, nhuộm biếc sang vàng, heo may, chín trời tơ lụa. Ta ngẩn ngơ kết nối yêu thương, không gian đầy mơ mộng và thời gian ăm ắp đắm say.
Ở trong tổ hợp âm thanh ấy, bè trầm cất lên đưa ta về với đất trời, cây cỏ, con người của một thời đã qua, nhưng chưa qua. Quá khứ và hiện tại đan cài, mở hội trên vừng trán những nếp nhăn suy nghĩ.
Cây khế ngày xanh, cây khế đã về già
Cả đại bàng cũng không còn trẻ nữa
Những chùm khế vẫn vàng tươi rực rỡ
Chín rụng đầy với kỷ niệm tuổi thơ
     
Vẫn trong miền quá khứ ấy, đột ngột thoát ra, đời sống thực biết bao thăng trầm, lam lũ. Đó là làng Sơn Cốt, Mười người đi, bảy người không trở về. Quá khứ còn tươi rói, hiện tại còn quặn đau, ta lặng chìm đi trước sự đổi thay không như ý muốn ấy. Phải chăng vì thế mà bè trầm luôn phảng phất một nỗi buồn, tác giả cũng là một phần trong bè trầm ấy:
Tôi giờ làm kẻ tha hương
Một hình, một bóng, một phương, một trời...

      Câu thơ này rất gợi, gợi sự cô đơn, gợi sự nghĩ suy, chữ nghĩa rất gần, như bỗng dưng mà thành lục bát.Gặp bạn ở chợ Bến Thành, những hình ảnh đối ngược, đã làm cho ta có gì như quặn thắt. Hình ảnh người bạn phô răng cười giữa ngã tư, đau xót và đầy thương cảm. Cuộc sống đã bước sang chặng đường khác, một xã hội hỗn độn thị trường. Hình như cả hai người đều như không biết, họ đang trở về quá khứ, rượu suông ta nhắm với một thời vinh quang! Vinh quang là có thật, nhưng có gì lay gọi nỗi đau nhiều hơn. Hôm qua, hôm nay và ngày mai nữa đã hoà trộn trong từng chén rượu, rót vào trăm nỗi ngổn ngang vơi đầy. Ta bỗng nhớ khi xưa, Trần Huyền Trân từng ngồi uống rượu với Tản Đà, Cụ ơi, hâm rượu lên thôi/ Rượu trong be đã hết rồi còn đâu/ Rồi ra ta uống với nhau/rót đau lòng đấy uống đau dạ này.
Cả người xưa và người nay đều không chỉ uống rượu. Họ uống sự chia sẻ. Nỗi đau của hai thời lại rất khác nhau. Trong khi chưa kịp thích ứng với thời kinh tế thị trường, mặt trái của nó đang tác động mạnh mẽ. Với bạn, trong hoàn cảnh ấy, thơ thấm hết nỗi đau đời, nhưng không oán trách. Hãy đọc lại hai câu thơ này, Bạn ngồi bạn uống rượu khan/ Tôi ngồi uống nỗi cơ hàn bạn tôi! Cùng với bè trầm ấy ta bắt gặp, Người đàn bà bán vé số trên đường Đồng khởi, Người lính ấy trở về, Thăm bạn, Đò giấy, Bên trong cánh cửa, Nửa vời... Nhưng có lẽ xúc động hơn cả là Người lính ấy trở về. Đúng ra là hồn người lính trở về. Trở về với nơi sinh ra, thân thuộc mà không thể. Tác giả vẫn đi theo hồn người lính ấy, sự tỷ mỷ, chi tiết,càng làm ta xúc động: Anh ngắm kèo nhà, anh xem bức tường vôi/ Anh rờ rẫm tấm hình mình thời trai trẻ. Thơ đánh thức, nhắc nhở ta về một quá khứ, về một sự khát sống. Cái đẹp không nằm lộ thiên. Thơ Hoàng Đình Quang sâu sắc là thế. Ta cứ đọc và tự mình suy nghĩ, tự ta sàng lọc và xếp vào hành lý mà đi.
          bè cao, bè chủ đạo của Hát chẳng theo mùa, chính là những bài hát về tình yêu. Tình yêu bao giờ cũng là một ngọn lửa không bao giờ tắt, một bài ca không ai hát hết lời. Ta sẽ gặp một HĐQ tha thiết, vời vợi yêu thương, có khi choáng ngợp. Trong tập thơ này, HĐQ có khi đầy mơ mộng có khi thực đến trần trụi, đớn đau:
Dù cuộc đời có dài đến bao nhiêu
Thì cũng chỉ đong đầy hai hang nước mắt
Dù hạnh phúc chẳng bao giờ có thật
Cũng đôi lần lửa cháy phía chân mây
     
Đó là những câu thơ mang tính triết lý, có tính tổng kết những trải nghiệm. Nhưng thơ yêu, không thể nào không bay bổng, mộng mơ, bởi tình yêu luôn luôn mộng mơ, bay bổng. Có một ngày trước biển Hạ Long, nhà thơ bâng khuâng, Con thuyền mang em đến xanh biếc một vùng. Cảm giác ấy không thơ sao được? Lời thơ ấy, không yêu sao được? Nhiều trạng thái tình cảm, trong tình yêu, khi quá khứ trở về, Chúng tôi giấu một mối tình dưới cỏ/ Tiếng dế miên man trong ký ức dại khờ. Câu thơ này không mới, nhưng sự chân thực vẫn làm ta xúc động. Khi một mình, cô đơn gọi em, khi mung lung với những câu hỏi vô lý, cái lý tình yêu như thế, Hay em đã ra ngoài vùng phủ sóng/ Anh một mình ngồi dưới bóng mây che. Khi tương tư; Tan mơ, trở gối tôi nằm đợi mơ! Nhiều câu thơ giàu hình ảnh và màu sắc đẹp, Màu hoa trắng đã rời khung cửa sổ/ Bức rèm xanh còn nhuộm nắng bên chiều.
Phan Thiết mùa đông, một bài thơ buồn, tự tưởng tượng ra mà buồn. Bài thơ tự sự, một mình mà như đang nói với người yêu, Đi thôi em, trăng sáng đến im lìm/ Gió ngừng thổi từ buổi chiều nào đó. Không giấu được sự cô đơn, nhung nhớ, trong mắt chỉ còn lại nỗi buồn, Đốm lửa cháy khát khao và hờ hững / Mây vắt ngang trời mùa đông rất trắng. Có những hình ảnh rất đắt, Anh vẫn ngồi mê mải vẽ vào đêm; không có em, anh uống với trăng ngà. HĐQ chưa một lần nói tới chữ yêu, nhưng ta biết chính là tình yêu đã làm cho mắt anh say đắm, cảm xúc đầy như thế. Ta sẽ bất ngờ và thích thú trước những câu thơ đột ngột, bất ngờ. Môtíp ấy lại gặp ở Phan Thiết Mùa đông. Yêu đến thế, vậy mà Anh dừng lại ở bên này Phan Thiết!/ Mùa đông! Hình như ta bỗng chốc mất mát một cái gì, muốn cứu lại một cái gì. Sự lay động, hụt hẫng tạo ra một mô men xoáy vào tâm hồn ta một điều gì như là nuối tiếc.
    Khi tổ hợp âm thanh đã tắt, đâu đó còn ngân vang, những câu thơ, thơ nhất. trong tâm thức của ta:
Em ơi, mùa này chim hót đã trong đâu
.....
Vân tay một chiều đầy mây trắng

...
Tôi vừa đi vuốt mắt nỗi buồn

      Thơ có cái quyền năng kỳ lạ, không có lý nào hết, bởi nó biểu đạt trạng thái tâm hồn trước thiên nhiên và con người theo chỉ đạo của trái tim. Thơ HĐQ đã chạm vào vẻ đẹp với nhiều cảm xúc, ngôn ngữ riêng, trường liên tưởng rộng, có câu giàu thi ảnh. Thoang thoảng một tình yêu, mà không hẳn một tình yêu... Những câu thơ sô lô, cái lúm đồng tiền trên khoé miệng xinh tươi của thiếu nữ, làm sang trọng cho Hát chẳng theo mùa, định vị tác giả với thơ. Vì vậy, ta bỏ qua nhanh những câu thơ còn dấu vết của văn xuôi. Nhớ tóc, nhớ mi, nhớ trời, nhớ biển, hay bóng ai đâu đó còn thấp thoáng, Sợi chỉ căng ra vạch dấu chân trời...

Hà nội ngày 6-10-2009
VC


15 tháng 10, 2009

Hoa trên bàn thờ Mẹ






Từ ngày mẹ tôi mất, mỗi tuần vào sáng chủ nhật tôi lại mua hoa tươi về trưng trên bàn thờ mẹ. Có hoa cúc, hoa huệ, hoa ly... Thường thì hoa chỉ tươi được 3 đến 4 ngày, nhiều là 5 ngày, phải thay...
Hoa huệ thơm ngát, trắng muốt trong đêm sâu. Hoa cúc lại vàng tươi mang đậm sắc màu của cửa thiền. Hoa ly đài các và thơm nồng nàn... Cứ thế, tôi chăm chỉ dâng hương cho mẹ.
Tuần này, tôi mua được một bó 5 cành hoa ly. Hoa tươi, lá dày, cành vững chắc... và khi nở bung ra, màu trắng ngà sang trong của bông đại đóa cùng với hương thơm ngào ngạt. Mấy cành ly này sẽ cùng ở bên mẹ trọn tuần lễ mới tàn....

MỘC MIÊN - THƠ

MỘC MIÊN(*)
                                                                                    Gửi Nguyễn Thị M.


 
Đã có điều gì vĩnh viễn ở trong nhau
Anh nghĩ thế và tin là có thật
Màu hoa đỏ rải đầy mặt đất
Dẫn anh về rạo rực tháng năm xưa...