3 tháng 11, 2011

30 tháng 10, 2011

CỤ ĐỒ NHAM

Bình sinh không biết chữ
Nên được phong “Cụ Đồ”
Trời đùa như con nít
Vừa chửi vừa hoan hô!


Mù chữ nên phải khỏe
Thịt nổi bắp, vai u
Ăn nhiều mà gạo ít
Đói quá hóa lù đù!


Từng nửa đời khai khoáng
Quặng sắt với quặng chì
Cách Mạng, đồn Tây vỡ
Hai tay trần, cụ đi.


Dạt vào làng Sơn Cốt
(Cũng hay cái làng này
Đểu nhưng không đểu lắm)
Trong họa còn cái may!


Lấy vợ, đẻ con gái
Mù chữ nên phải hèn
Vợ chửi, con gái chửi
Chỉ cười, toàn lợi đen!


Là xã viên hợp tác
Không biết cấy, biết cày
Không phát bờ, cuốc góc
Chỉ gánh phân là hay.


Nằm xuống cũng trống phách
Cũng sáo nhị, đêm ngày
Sống hát câu nước chảy
Chết ca bài mây bay!


Sơn Cốt giờ khác lắm
Nhộn nhịp và hoang tàn
Bao kiếp người phai lãng
Chỉ còn chuyện Đồ Nham!


27 tháng 10, 2011

BÃO XA



Một đám mây như đứa trẻ xa nhà
Lòng buồn chán, chỉ mong trời nổi bão.
Nó khóc ngu ngơ, nó cười mếu máo
Tấp tểnh bay theo phía gió chết lâu rồi.

Giờ thì chỉ còn trắng thế mà thôi.
Cay nghiệt, oan khiên đóng băng từng khối vụn.
Chẳng tơ hào một đồng xu ham muốn.
Nhặt nhạnh loanh quanh mới với cũ tha hồ.

Ơ này hương bay, dìu dặt tuổi ma cô
Chìm khuất sau lưng những ngày xưa huyên náo
Bữa tiệc ma trơi
                         cuối ngõ về
                                           lạo xạo.
Ai lập lòe? Ai rực rỡ cùng ai?

Trời như mối tình đã quá cũ, tàn phai.
Không có bão khuôn mặt buồn son phấn
Môi chỉ đỏ khi cuối lòng uất hận
Những bước đi khô héo lạ lùng.

Bão sẽ về căn nhà gió lật tung
Cây xao xác, mà lòng không nguội lạnh
Những tia chớp cuối mùa thu lóng lánh
Họa đâu đây soi tỏ những mặt cười.

Một đám mây buồn chán ở trên trời
Lòng hớn hở khi bão vừa nổi dậy.
Rồi sau đó lại bâng khuâng biết mấy.
Mong bão gần, mong bão nổi từ xa.

27-10-2011

19 tháng 10, 2011

VÀ CẢM THẤY HỌ KHÔNG TRẺ CHÚT NÀO


Tôi được nhà văn Nguyễn Lập Em nhờ đọc giùm và "cho ý kiến" về tập truyện ngắn "ĐÓA HOA THỦY TINH" của các cây bút trẻ An Giang mà không khỏi băn khoăn. "Đọc giùm" thì được, nhưng còn "cho ý kiến" thì quả là khó khăn. Khó khăn là vì tôi chưa hề biết một chút gì về các tác giả, ngoài một vùng quê trù phú và hào phóng, vừa có sông nước, đồng lúa trù phú, vừa có núi non trập trùng, và một đội ngũ nhà văn, cũng điệp trùng như Cấm Sơn, Thoại Sơn, trong Thất Sơn hảo hán... Những Đặng Thư Cưu, Ngô Khắc Tài, Nguyễn Lập Em... rồi Hồ Thanh Điền, Trần Thế Vinh, Trịnh Bửu Hoài, Mai Bửu Minh, Trương Công Thuốt... miệt mài cày xới, mải mê thu hoạch trên miền đất đỏ sậm phù sa, mà tôi luôn yêu mến, cảm phục. Cuộc sống trượt đi quá nhanh, những biến động về kinh tế, kéo theo những đổi thay về tâm lý con người, hoàn cảnh xã hội, nếu không đề phòng, rất dễ bị sa vào cái nhìn cũ kỹ, lạc hậu.

14 tháng 10, 2011

HOA CHAM PA







Nghe bài hát này, lại nhớ hồi nhỏ, bọn mình thường hát:

4 tháng 10, 2011

THÁI LAN TRONG MẮT TÔI

PÉDÉ - ĐẶC SẢN THÁI LAN 
Nghệ sĩ PÉDÉ Thái Lan đang hát (nhép) bài hát Việt Nam.

3 tháng 10, 2011

XIN ANH CỨ TIẾP TỤC CUỘC GIANG HỒ CỦA RIÊNG ANH!




Thật buồn!
Tối ngày 28-9-2011, tôi đáp chuyến bay của hãng Hàng không Qatar sang Băng Cốc, Thái Lan, có ai ngờ, cũng vào giờ ấy, Anh Chim Trắng đã ra đi. Suốt những ngày ở Thái Lan, tôi đã không liên lạc về nước, kể cả gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, vì thế, đêm nay mở mạng ra đọc, tôi mới biết Anh đã qua đời, đúng hơn, Anh đã lìa bầy!

24 tháng 9, 2011

KIẾP CHÓ - MÈO!

Lễ cầu siêu cho chó, cho mèo!

MÈO VÀ CHÓ


Mèo khoang và chó mực
Vốn thù nhau đã lâu
Mấy nghìn năm về trước
Tranh ăn – có gì đâu!


Mặc dù yêu cả hai
Nhưng chủ nhà tức lắm
“Nếu cứ cắn nhau hoài
Vứt quách đi cho rảnh”.


Cả hai cùng bị đánh
Nhưng chúng đâu có chừa
Thấy mèo chó trừng mắt
Mèo vừa ăn vừa gừ!


Bỗng một hôm bà chủ
Thấy hai đứa ôm nhau
Hôn đầu rồi hôn đít(!)
Như ân tình đậm sâu.


Bà chủ thật kinh ngạc:
-Thời thế đổi rồi chăng?
Chó với mèo hòa thuận
Yên vui còn gì bằng!!!


Đến gần mới vỡ lẽ:
Sữa đã đổ tràn trề
Lông con nào cũng béo
Hai đứa cùng thỏa thuê!

22 tháng 9, 2011

18 tháng 9, 2011

NGÀN ƠI!



Bên kia là Tam Giang

Ngàn ơi, Tuy Hòa dãi gió

những đợt gió màu vàng

những cơn gió màu của lửa

bây giờ mình đi dọc miền Trung.


15 tháng 9, 2011

QUY TẮC BÀN TAY TRÁI.

Truyện ngắn.


Tiến sĩ ngữ văn Cù Xuân Tươi là người vui vẻ, tuy hơi nhạt. Cái sự vui vẻ của ông thường bộc lộ ra ngoài bằng tính tự trào. Không kể lúc trà dư tửu hậu, mà ngay cả lúc luận bàn khoa bảng, thậm chí cả trên giảng đường, ông cũng có thể tự nói xấu mình một cách đáng yêu, tuy có đôi khi đáng ngờ:
- Các bạn biết không? Hồi còn đi học, tôi ghét nhất các môn khoa học tự nhiên… Vì thế tôi học các môn toán lý hóa dở lắm. Điểm hai, ba môn toán, lý đối với tôi là chuyện thường tình!
- Thưa thầy, thế thì sao thầy vẫn được lên lớp, được đậu đại học và học đến tiến sĩ như ngày nay ạ? Cô sinh viên Hồ Lan Bích có đoi mắt to tròn và cái nhìn đầy thách thức không ngại hỏi thầy như vậy.
(Xem tiếp)

14 tháng 9, 2011

LẮNG NGHE

Khi ta ngậm trái đắng trong miệng
và hành trình thân phận.
lắng nghe những bất hạnh đến từ phía trước.

Rải rác những âm thanh mỗi ngày một bó tay
Loáng thoáng những sắc màu thuốc độc.
Cô đơn tiếng kèn thổi mỗi giờ mỗi gần hơn
Lưu Thủy
Hành Vân
Lâm Khốc!

Cõi bên kia có nỗi buồn riêng
Nỗi buồn của những nỗi buồn đã lọc qua hoan hỉ.
Người bên kia trở về có lối đi riêng
Ngược với chiều mỗi ngày ta mong đợi!

Đừng gọi tôi, đừng chia sẻ cùng tôi
Những con chim có số phận hót và sa bẫy
Những áng mây chiều có căn nguyên run rẩy.
Ngậm hạt buồn, đắng ngắt bước trần say.

Sao bỗng dưng
Nhẹ hẫng tháng năm này!

14-9



13 tháng 9, 2011

Phú Yên

Ghềnh Đá Đĩa.
Đầm Ô Loan

Nhạn Tháp



11 tháng 9, 2011

Bình Định 8-11/9/2001

Khu lưu niệm Vua Quang Trung - Nơi có cây me và giếng nước hơn 300 tuổi. Ngoài ra có hàng chục cây trồng của các vị lãnh đạo quốc gia - mỗi cây đều gắn bảng tên người trồng, san sát, nhìn như thể là nông dân cắm biển nhận đất năm cái cách!
Bên mộ Hàn Mạc Tử.
Trong khu lưu niệm thi sĩ Xuân Diệu ở Gò Bồi, huyện Tuy Phước - ngôi nhà thi sĩ đã cất tiếng khóc chào đời



Ê Nhíp - Diễn viên Nhà hát Tuồng Đào Tấn hát "Bóng cây Kơ-nia" hay tuyệt!  Và hát "Khúc hát sông quê" còn hay hơn cả Anh Thơ! 

Chụp ảnh với NSUT Hoàng Ngọc Đình - GĐ Nhà hát tuồng Đào Tấn, Phó Chủ tịch Phụ trách Hội Văn Nghệ Bình Định. Ảnh này do Nhà thơ Lệ Bình chụp - Bảo lão hạ máy xuống ngang thắt lưng, mà lão không nghe, thành ra (ở góc máy này) cả hai đều lùn mất mấy tấc!

2 tháng 9, 2011

HÃY DỪNG LẠI

Hãy dừng lại! Nào anh, dừng lại đã
Chia ly này cần một khoảng xa vời
Hoa đã nở suốt một mùa hối hả
Tiếng ve còn trong kẽ lá khàn hơi


Ta đã đến, tình cờ như bè bạn
Rồi tìm nhau, rồi chờ đợi mòn chiều
Bao lá cỏ tả tơi trong sóng mắt
Cả những ngày đắng chát biết bao nhiêu!

31 tháng 8, 2011

GIẢI THƯỞNG NHIỀU TIỀN LẮM!

Dạo này tôi đang bận… đi chơi! Đúng 12 giờ trưa ngày 15-8 ký biên bản bàn giao thì ngay chiều tối tôi phóng lên Đà Lạt. Hoa và rượu vang, gà Phan Rang và thơ, gần 1 tuần mới về, lại cùng anh em Chi hội nhà văn Việt Nam TP Hồ Chí Minh đi Bình Phước thăm cao su. Cao su đi dễ, khó về… Bia rượu, thịt lợn rừng ấm chân răng thế, khó mà về được! Nhưng mà, đi đâu thì đi, thời này điện thoại gọi vô khối. Về công việc thì tôi giới thiệu người khác đã thay, về gia đình tôi bảo cứ thế, cứ thế…

27 tháng 8, 2011

NGƯỜI ĐÀN BÀ BÊN KIA SÔNG

Người đàn bà bên kia sông
Phơi những tấm áo không còn mới nữa
Người đàn bà ngồi một mình trên bậu cửa
Nhìn dòng sông trôi và bờ sông đang trôi.

Phù sa thắm trên má, hồng trên môi
Đôi mắt ướt, dường như là lúng liếng
Đôi mắt nhắm vào, rồi mở ra mường tượng
Thanh xuân ơi, chìm đắm khúc sông nào?

26 tháng 8, 2011

XƯƠNG TRẮNG -Truyện ngắn

Trung tuần tháng Mười một năm ngoái (1988) bất ngờ Hưng vào tìm tôi. Anh đi thẳng từ ga tới, quần áo nhàu nhò, dáng người phờ phạc, mất ngủ. Gặp nhau, tay chân mừng húm, tôi lôi anh vào:
- Mình cũng đoán chừng giờ này cậu mới ở nhà, nên cứ ngồi mãi ở ngoài ga. Sài Gòn lúc này thayđổi nhiều quá nhỉ?
Thằng con tôi, tám tuổi, học lớp Ba, mới ở trường về, khoanh tay líu ríu: Chào bác! Tôi dẫn Hưng ra sau nhà rửa mặt, anh đưa mắt nhìn cơ ngơi nhà tôi, giọng bình thản:
- Cũng không thayđổi mấy nhỉ!
- Trời ơi, ông bảo, lo cho đủ ăn, đủ mặc cũng đủ mệt rồi. Lấy gì ra mà thay đổi.

21 tháng 8, 2011

ĐÔI LỜI CÙNG BÁC TRẦNNHƯƠNG.COM VÀ...

Cách đây ít lâu, trên trang trannhuong.com của anh Trần Nhương có đưa bài bình về bài thơ “Tương tư” của tôi – Hoàng Đình Quang. Trang của anh đông người đọc nên một bài bình nhỏ không có gì là ấn tượng cho lắm – nhất là lại chuyện “thơ phú lăng nhăng”.
Mấy hôm trước, qua điện thoại, bất thần bác Nhương “mắng” tôi xối xả: “Đếch gì ông làm thơ mà lại nói ngọng thế?!”.

9 tháng 8, 2011

ĐỌC LẠI "CÁNH ĐỒNG LƯU LẠC"

CAO CHIẾN
(Nhà văn)

Nói là đọc lại bởi có lẽ tôi là một trong vài người, mà cũng có thể là duy nhất được tiếp cận với Cánh đồng lưu lạc ở dạng bản thảo tươi trong laptop khi Hoàng Đình Quang vừa viết xong những dòng cuối và đọc lên thành tiếng cho tôi nghe, là khi anh cho thằng cu Hận khóc trên nấm đất bên cánh rừng miền đông Nam bộ trong buổi chạng vạng.

6 tháng 8, 2011

Về bài thơ "Nhẫn" của Võ Nguyên Giáp.

Hồi nào đến giờ mình nghe đồn ông Đại tưỡng Võ Nguyên Giáp có làm thơ. Và, bài thơ ấy có tên là "Nhẫn". Thế rồi, đọc được bài ấy, có ghi rõ thời điểm viết là "Mùa thu- Quý Mùi (2003), thấy xoàng quá. Võ Nguyên Giáp mà viết vậy, nghĩ vậy ư? Nhưng nghĩ vậy chứ không dám nói (bằng chữ) ở đâu. Các cụ nhà tôi dạy: Chớ có mó dái ngựa!

SONY Ở ĐÀ LẠT

Lần đầu tiên, sau 16 tháng chào đời, cháu tôi được đi chơi thành phố Đà Lạt. 27-7-2011.

LONG AN MỘT CON NGƯỜI

5 tháng 8, 2011

CA KHÚC


TRÁITIM EM
Nhạc Hoàng Đình Quang
Lời thơ Hoàng Thanh Trang
Hoà âm: Nhạc sĩ Trịnh Ngọc Tân
Ca sĩ Phương Đông



users online
==========================



========================

Lời thơ Hoàng Xuân Sơn
Ca sĩ PhươngVy
Nhạc và lời Hoàng Đình Quang
Ca sĩ Duy Minh
______________________________ 
 

4 tháng 8, 2011

QUY NHƠN BUỔI SÁNG

Thành quách lấp vùi vì em mà sống dậy
Anh vì em mà thành cõi hoang sơ
Bờ bể thanh tân buông mình bên thềm đá
Thi nhân nằm rải rác những câu thơ.

30 tháng 7, 2011

NGƯỜI VIỆT NAM ĐẾN SINGAPORE

Tôi đến Singapore lần này là lần thứ 2. Lần đầu, cách đây một năm rưỡi, chỉ tò mò muốn biết về đất nước nhỏ bé mà khá lừng danh này. Giàu có, trật tự và đặc biệt là sạch. Câu chuyện 1 công dân Mỹ, bị phạt bằng roi vì cái tội nhả bã kẹo cao su ra đường. Thấy công dân mình bị đánh đòn, cũng quê nên Tổng thống B. Clington can thiệp, nhưng không ăn thua. Đi mà cũng thấy sợ, lôi thôi, nhỡ ra sơ ý bị ăn roi Singapore thì cũng ngán.

9 tháng 7, 2011

PHAN THIẾT TRONG MỘT NHÀ THƠ


HÀ THU THỦY

altMười tám năm sau tập thơ đầu tiên, Hoàng Đình Quang mới in tập thứ hai.
“Hát chẳng theo mùa” đến tay tôi khá muộn, qua một người bạn. Tập thơ không đẹp, chỉ một sắc màu nóng nhưng khi đã đọc bài đầu tiên thì tôi quên luôn cái đơn giản của bìa mà cứ thế miệt mài đến trang cuối.
Hầu như bài thơ nào cũng gây ấn tượng với tôi. Có những câu thơ thơ đến ngạc nhiên, có những câu như nói, chẳng vần chẳng điệu vẫn đưa được vào nhuần nhuyễn giữa bài, có những da diết, bần thần, có những đớn đau, hụt hẫng...Tôi nghĩ nhà văn này chắc cũng gặp nhiều sóng gió.

11 tháng 6, 2011

KẺ LƯU LẠC... CÁNH ĐỒNG

LÊ HUY MẬU

Tôi gặp Hoàng Đình Quang lần đầu là tại trại sáng tác của HNV ở Vũng Tàu cách đây vài năm. Hoàng Đình Quang tuy to lớn kềnh càng, râu tóc lởm chởm nhưng trông y hiền, không “ngầu” như một vài nhà văn đồng dạng khác.
Chỉ vài ly bia là y đã ông - tôi thân tình như đã quen nhau từ thuở nảo nào rồi...
Hoàng Đình Quang tặng tôi tập truyện ngắn của y tồn kho từ năm 1995. Đọc tập truyện ngắn này, tôi có nhận xét rằng, văn Hoàng Đình Quang viết rất đằm…
Đọc văn, nhiều lúc ta không những nhìn thấy, nghe thấy mà còn ngửi thấy mùi vị mà cả không gian, thời gian với ta đều xa lắc xa lơ… Hoàng Đình Quang giữ được mạch văn viết đằm như vậy qua nhiều truyện ngắn.

21 tháng 5, 2011

CẦN MỘT CUỘC LƯU LẠC NỮA - CUỘC LƯU LẠC TRỞ VỀ.

Văn Chinh  
 Thứ sáu, 24 Tháng 10 2008 21:44 

 Ngay trang đầu cuốn sách, tác giả đã giao hẹn rằng: “Nếu nó không hay, không hấp dẫn bạn thì tôi, với tư cách là tác giả, xin bạn hãy khoan buông xuống, mà đọc thử đoạn này. Rồi sau đó có đọc tiếp hay không, là quyền của bạn...” Đó là đoạn giới thiệu về làng quê mình qua câu thơ trong sách giáo khoa: Anh ở Vĩnh Yên lên/ Tôi trên Sơn Cốt xuống. Tôi đã đọc thử với ít nhiều tò mò và thấy dễ chịu với giọng văn thật thà, nhưng các nhân vật quái dị xuất hiện dần đã hấp dẫn tôi đến phải đọc xong cuốn tiểu thuyết mới có thể buông nó. (Tiếc rằng các cái quái dị chỉ giáo đầu ngoài màn, chứ không gắn bó gì với các nhân vật.) Người kể chuyện xưng tôi, suốt 358 trang sách không thấy nói rõ tôi là ai, nên chúng ta có thể coi đây là tự truyện của Hoàng Đình Quang, hay ít nhất, các nhân vật cũng có quan hệ mật thiết với tác giả, chính nó là một thủ pháp nghệ thuật làm nên tính hấp dẫn cho tác phẩm.

19 tháng 5, 2011

Miệt mài trên… “cánh đồng lưu lạc”

Tình cờ tôi thấy bài viết - không có tên tác giả - này trên mạng. Đọc thấy một cảm nhận rất chân thành và ưu ái với "Cánh đồng Lưu Lạc" của tôi. Cũng không biết xuất phát từ website hay blog nào, chỉ biết không phải từ những blog hay website quen với mình. Dù thế nào cũng xin cám ơn tác giả bài viết này, xin đưa lên đây, coi như một "collection" về sự ưu ái chia sẻ của các bạn. Và tôi rất muốn biết tên tác giả.(Tôi xin đưa bài này bên cạnh bài viết của nhà thơ Lê Khánh Mai, để có thể, cùng so sánh)

Miệt mài trên…

“cánh đồng lưu lạc”

18-05-2011 06:00:00

Trên cái nền hiện thực khắc nghiệt và tàn nhẫn, những cảnh đời lẻ loi vẫn âm thầm cái mầm sống mong manh như muốn đương đầu với số phận…

        Một vụ đậu đang trổ hoa. Một rặng tre mỗi mùa thay áo - mùa hạ xanh rì, mùa xuân vàng bủng, những bông hoa tre xấu xí khô cằn rụng lã chã. Đằng sau nó, cỏ mọc biếc xanh và những cây bưởi bung hoa trắng ngát. Một con đường đất đỏ bụi lầm. Một cánh đồng bát ngát hoa thơm, hoa vàng, hoa tím, hoa trắng… chập chờn trong gió như hàng tỉ con bướm đang run rẩy. Cánh đồng chôn vùi hơn 300 sinh mạng dân làng trong chiến tranh và lại tiếp tục vùi chôn những kiếp người phiêu bạt… Cánh đồng ấy - tên là Lưu Lạc.
Vùng đất thôn quê với những con người sống bơ vơ tàn lụi, hiện thực đói nghèo và u mê khuất lấp những hình hài. Cánh đồng lưu lạc hoài thai trên cái nền hiện thực bất ổn, xê dịch đầy khắc nghiệt. Ở nơi ấy, những cảnh đời lẻ loi vẫn âm thầm mầm sống mong manh như muốn đương đầu với số phận. Viết về nông thôn, Hoàng Đình Quang cũng miêu tả cái đói, cái khát, cái tăm tối u mê nhưng tác phẩm của ông vẫn nổi bật giữa hằng trăm cuốn tiểu thuyết đương thời. Bởi lẽ ông không nói đến cái gian khổ mà nói đến sự tù túng quẫn bách. Cái nguyên nhân chính dồn đẩy con người vào đường cùng, vào vô tận của sự bế tắc là nỗi đau tinh thần chứ không phải là nỗi khổ về vật chất. Nhà văn mở cho mình một lối đi riêng trên cái phông nền ảm đạm của hiện thực, để từ đó khơi gợi và ám ảnh trong lòng người những cảm xúc khôn nguôi.

15 tháng 5, 2011

LƯU LẠC TRÊN CÁNH ĐỒNG SỐ PHẬN

Lê Khánh Mai

Đọc tiểu thuyết Cánh đồng lưu lạc, của Nhà văn Hoàng Đình Quang,
 NXB Hội Nhà văn 2005, Giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết Hội Nhà văn VN 2005)
           Đặt tên tiểu thuyết là “Cánh đồng lưu lạc” vừa mang ý nghĩ biểu trưng vừa có tính khái quát cao, nhà văn Hoàng Đình Quang đã mở ra một không gian nghệ thuật đặc sắc. Đó là nông thôn với hiện thực bất ổn, xê dịch, những kiếp người phiêu dạt và khát vọng nhân sinh. Cánh đồng lưu lạc “theo nhiều người già kể lại có lẽ nó được khai phá bởi những người dân lưu lạc tứ xứ kéo đến đây”( trang 12). Lời giải thích lịch sử cánh đồng đã dự báo về những cuộc hành trình nối tiếp nhau đi tìm bản thể. Nền văn minh nông nghiệp Việt Nam tự bao đời vốn ở trạng thái tĩnh, ao tù nước đọng, cây đa bến nước sân đình…Nhưng trong thực tế từ xa xưa cho đến bây giờ nông dân vẫn thực hiện những cuộc di dân tìm miền đất mới. Họ ra đi mong thoát cảnh đói nghèo, u mê, trì trệ, tìm câu trả lời cho số phận, nhưng thôi thúc từ trong sâu thẳm là khát vọng sống, khát vọng làm người. Nhân vật Hoan,  thầy giáo làng xuất thân từ nông dân đã chỉ ra căn nguyên sâu xa của cảnh đời lưu lạc: “Làm ruộng…một thứ lao động truyền đời, bán lưng cho trời, bán mặt cho đất. Không. Tôi không nói đến cái gian khổ…tôi nói đến sự tù túng, quẫn bách của thói nhà nông” (trang 25). Thì ra, không phải nỗi khổ thể chất mà chính là nỗi đau tinh thần đã dồn đuổi con người quăng quật, xô đẩy trong dòng đời biến động, bất trắc và vô tận.

BÀI THƠ “CHIÊM BAO” CỦA HOÀNG ĐÌNH QUANG .

CHIÊM BAO

Chiêm bao cơm nắm, muối vừng
Bao nhiêu trầm tích để gừng đừng cay?
Chim trời thả bóng vào mây
Ngẩn ngơ thả nhớ vào ngày xa em.

Áo lành sợi chỉ buông rèm
Người đi phương ấy mà đem hương về
Trốn vào sau giậu tái tê
Tơ hồng giăng suốt bốn bề lặng im.

Chiều đi bóng đổ im lìm
Hằn trong cõi một trái tim bộn bề.
Ước mình còn được u mê
Tâm tâm niệm niệm mà về cõi dương.
Tàn đêm chạnh phải khói sương
Còn nguyên một chuyến hoang đường với nhau.
                                                                            
Hoàng Đình Quang 

CHIÊM BAO


Chiêm bao cơm nắm, muối vừng
Bao nhiêu trầm tích để gừng đừng cay?
Chim trời thả bóng vào mây
Ngẩn ngơ thả nhớ vào ngày xa em.

Áo lành sợi chỉ buông rèm
Người đi phương ấy mà đem hương về
Trốn vào sau giậu tái tê
Tơ hồng giăng suốt bốn bề lặng im.

Chiều đi bóng đổ im lìm
Hằn trong cõi một trái tim bộn bề.
Ước mình còn được u mê
Tâm tâm niệm niệm mà về cõi dương.
Tàn đêm chạnh phải khói sương
Còn nguyên một chuyến hoang đường với nhau.
                                                                           

15 tháng 2, 2011

NGÀY VALENTINE VÀ HOA HỒNG







Anh mua một cành hoa hồng
Cành hoa hồng đầu tiên
Từ khi anh biết có ngày Valentine!
Tặng em!
Đặt lên bia mộ.

Khi tay trao tay anh vô tình không tin vào
Những - bông - hoa - phù - phiếm.
Giờ không còn nắm được tay nhau
Hoa tặng em phải nhờ hương khói.
  Đám cưới không hoa
Em không buồn, không hỏi
Ngày đưa em đi xa
Hoa tiễn em chật lối.

Cho đến hôm nay anh mới mua một cành hồng.
Lặng lẽ thả về chín suối.
Em có nhận được không?

14-2-2011

24 tháng 1, 2011

BÀI CA HY VỌNG

BÀI CA HY VỌNG
Sáng tác: Văn Ký
Trình bày: Khánh Vân

7 tháng 1, 2011

CÁM ƠN BẠCH DƯƠNG

1-     Sự ra đi của chị Hạnh (vợ của anh Hoàng Đình Quang): Mặc dù thời gian gần và tiếp xúc với chị tuy không nhiều nhưng để lại cho mình những ấn tượng khó phai, chị là người "khai hóa" cho mình về việc "hội nhập" với phong cách làm việc, cách ứng xử với sinh viên và đồng nghiệp ở "nhà" mình sau hơn hai mươi năm mình đã quá quen với cuộc sống, học tập và làm việc ở "xứ người". Bây giờ mỗi khi có những tình huống ứng xử liên quan đến lời khuyên của chị, mình vẫn thấy nao lòng và thầm cảm ơn chị đã cho mình vốn tri thức trong "sách không chữ" của cuộc đời. Mình luôn  day dứt vì chưa kịp cùng chị đi Côn sơn vào tháng 8-2010 như lời hứa đầu năm với chị và  lời hẹn khi nào chị khỏe sẽ mời chị cùng tham gia làm dự án! Biết tin chị mất, mình khóc tu tu như một đứa trẻ. Sự ra đi của chị làm mình vừa thương vừa tiếc nuối. Cầu cho hương hồn của chị được an nghỉ ở cõi vĩnh hằng.
NHỮNG SỰ KIỆN GÂY SỐC CHO BẠCH DƯƠNG
(Bạch Dương - Đào Thị Phượng)
Ảnh : Bạch Dương đến thăm gia đình anh HĐQ dịp Tết Canh Dần - 2010.
Từ trái sang: Hoa Huyền - Hoàng Đình Quang - Bạch Dương - Ng Thị Bích Hạnh